NGỮ VĂN THCS
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

[Học Kì II] Các Thành Phần Biệt Lập

Go down

[Học Kì II] Các Thành Phần Biệt Lập Empty [Học Kì II] Các Thành Phần Biệt Lập

Bài gửi by Admin Sat Apr 19, 2014 4:22 pm

I.Thành phần tình thái
- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
II. Thành phần cảm thán
- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...)
=> Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập
III. Thành phần gọi đáp:
- Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp
IV. Thành phần phụ chú:
- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
V. Luyện tập:
Bài tập 1: (sgk/18): CÁc thành phần tình thái, cảm thán
Các thành phần biệt lập, tình thái(có lẽ, hình như, chả nhẽ) và cảm thán (chao ôi)
Bài tập 2: (sgk/19): Cách dùng các từ tình thái chỉ mức độ tin cậy: Cần lựa chọn những từ thích hợp với mức độ (tin cậy) chắc chắn của sự việc mình nói đến:
Dường như/ hình như/có vẻ như→có lẽ→chắc là→chắc hẳn→ chắc chắn.
Bài tập 3: (sgk/19): Nhận định điều kiện dùng từ chỉ độ tin cậy tốt nhất
_Trách nhiệm cao nhất: chắc chắn
_Trách nhiệm thấp nhất: hình như
_Trách nhiệm trung bình: chắc
Bài tập 1: (sgk/32): Nhận diện thành phần gọi đáp: Này_vâng→ quan hệ trên dưới(quan hệ trên dưới→ cai lệ tự cho)
Bài tập 2: (sgk/32): Nhận diện thành phần gọi_đáp: Bầu ơi!→ chỉ tính chất mà nó hướng đến_ không hướng đến riêng ai
Bài tập 3: (sgk/32): Xác định thành phần phụ chú và chỉ ra công dụng của chúng
ở (a), (b) giải thích cho các cụm từ mọi người_ những người nắm giữ chìa khóa của cánh của này_lớp trẻ
ở câu (d) nêu lên thái độ của người nói trước sự việc hay sự vật.
Bài tập 4:Tìm trước sau của thành phần phụ chú, xác định mối quan hệ giữa chúng:
(a)chúng tôi, mọi người_ kể cả anh,…→dấu ngăn cách: dấu gạch ngang, dấu phẩy.
(b)Những người nắm giữ chìa khóa cánh cổng này_các thầy, cô giáo…những người mẹ
(c) Muốn vậy…lớp trẻ_Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới.
(d) Cô bé nhà bên(có ai ngờ)
Mắt đen tròn(thương thương quá đi thôi)


Admin
Quản trị
Quản trị

Tổng số bài gửi : 114
Join date : 30/10/2013

https://nguvannbk.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết