NGỮ VĂN THCS
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

Go down

LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN  TRONG VĂN BẢN Empty LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

Bài gửi by Admin Sat Apr 19, 2014 5:07 pm

I/- Tácdụng của việc liên kết các đoạn trong văn bản:
@ Đoạn 1 tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường. Đoạn 2 nêu cảm giác của nhân vật ''tôi'' một lần ghé qua thăm trường trước đây. Hai đoạn. văn này tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau. Theo lôgic thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường. Bởi vậy, người đọc sẽ cảm thấy hụt hẫng khi đọc đoạn văn sau.
@ Trường hợp 2 chỉ khác trường hợp 1 ở chỗ có thêm bộ phận “Trước đó mấy hôm” vào đầu đoạn 2. Từ ''đó'' tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước.
@ Chính sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa hai đoạn văn với nhau, làm cho hai đoạn văn liền ý liền mạch.
@ Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản là làm nên tính hoàn chỉnh của văn bản
II.Cách liên kết đoạn văn trong văn bản:
1- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết :
@ Hai khâu trong quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học:
- Bắt đầu là tìm hiểu.
- Sau khâu tìm hiểu là cảm thụ.
@ Tìm từ ngữ liên kết đoạn: Bắt đầu - Sau khâu tìm hiểu
@ Các từ ngữ khác để chuyển đoạn có tác dụng liệt kê : trước hết, đầu tiên, cuôí cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra...
@ Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là quan hệ đối lập hiện tại – quá khứ
@ Từ ngữ liên kết : Trước đó mấy hôn – Nhưng lần này
@ Các từ ngữ khác liên kết đoạn mang ý nghĩa đối lập, tương phản nhưng, trái lại, tuy vậy, ngươc lại, song, thế mà, ...
@ Đó: chỉ từ. Trước đó là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng đại từ đó có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn.
@ Các chỉ từ, đại từ khác dùng để liên kết các đoạn văn đó, này, ấy, vậy, thế
@ Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn: đoạn văn sau có ý nghĩa tổng kết những gì đã nói ở đoạn trước
@ Từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn : Nói tóm lại
@ Kể tiếp các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn mang ý nghĩa tổng kết, khái quát tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung, ...
@ Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong văn bản thường dùng là: quan hệ từ đại từ, chỉ từ các cụm từ thể hiện liệt kê so sánh đối lập, tổng kết, khái quát...
2- Dùng câu nối để liên kết các đaọn:
@ Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
@ Câu đó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ bố đóng sách vở cho mà đi học ở đoạn trước
@ Có hai cách liên kết đoạn văn trong văn bản:
- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết
- Dùng câu nối để liên kết
III/- Luyện tập.
Bài 1: Gạch chân và giải thích tác dụng chuyển đoạn của các từ ngữ sau
a : nói như vậy
b : thế mà
c : cũng (nối đoạn 2 với đoạn 1), tuy nhiên (nối đoạn 3 với đoạn 2).
Bài 2:
a : từ đó
b : nói tóm lại
c : tuy nhiên
d : thật khó trả lời

Admin
Quản trị
Quản trị

Tổng số bài gửi : 114
Join date : 30/10/2013

https://nguvannbk.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết